Tra cứu bảng mã lỗi máy lạnh sharp

30/12/2022 Lượt xem: 2696

Sharp được thành lập vào năm 1912 do ông Tokuji Hayakawa sáng lập, với tiền thân ban đầu là một xưởng chế tác kim loại ở thành phố Tokyo.  Sau đó Sharp chuyên về sản xuất các thiết bị vô tuyến truyền hình. Đến năm 1960, Sharp mở rộng sản xuất các thiết bị điện tử, điện lạnh gia dụng như: lò vi sóng, pin năng lượng mặt trời, máy lạnh, lò nướng, máy giặt, tủ lạnh,… và phát triển thịnh vượng trở thành tập đoàn sản xuất các thiết bị điện tử khổng lồ có chất lượng nổi tiếng hàng đầu của Nhật Bản và trên toàn cầu cho đến năm 2010. 

Năm 2012 Sharp bắt đầu thông báo thua lỗ, đến năm 2016 Sharp được bán cho tập đoàn Foxconn (tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải) của Đài Loan. Năm 2017 tập đoàn này cho hồi sinh các sản phẩm điện tử, điện lạnh vẫn giữ nguyên thương hiệu Sharp.

Hiện nay trên thị trường máy lạnh Việt Nam, trừ những chiếc máy lạnh Sharp sản xuất trước năm 2016 (nếu còn thì đa số là máy lạnh nội địa hay còn gọi là máy lạnh bãi của Nhật). Còn những dòng máy lạnh Sharp mới thực chất là của Đài Loan núp bóng thương hiệu Nhật Bản, dù đa số được giới thiệu sản xuất (xuất xứ) tại Thái Lan. Điều tất yếu là chất lượng máy lạnh Sharp hiện nay không thể so sánh với Sharp của ngày xưa. Giá cả máy lạnh Sharp cũng nằm ở phân khúc tầm trung.

Khi máy lạnh Sharp xuất hiện sự cố, đèn hiển thị tại dàn lạnh sẽ nhấp nháy. Để kiểm tra mã lỗi, bạn nhấn vào nút  AUX phía bên phải dàn lạnh 5 giây. Máy sẽ xuất hiện bảng mã lỗi.

LƯU Ý: Một số dòng máy của Sharp không có nút AUX, khi máy báo lỗi không thể kiểm tra được, lúc này bạn phải cần nhờ đến kỹ thuật sửa chữa máy lạnh chuyên nghiệp đến kiểm tra khắc phục.

BẢNG MÃ LỖI MÁY LẠNH SHARP

  • EE : Một nút bấm đang bị khóa. Lỗi chip trong board mạch điều khiển.
  • E0 : Lỗi hệ thống bơm, rút nước bị trục trặc
  • E1 : Máy nén khí đang có áp suất quá cao
  • E2 : Lỗi phần hệ thống làm của máy nén khí
  • E3 : Lỗi máy nén khí có áp suất quá thấp
  • E4 : Lỗi máy nén khí hỏng chế độ bảo vệ khi gặp dòng khí nhiệt độ cao
  • E5 : Lỗi máy nén khí bị quá tải bộ phận bảo vệ
  • E6 : Lỗi bộ phận truyền động gặp trục trặc
  • E8 : Lỗi khung bảo vệ của quạt
  • E9 : Nước bị tắc nghẽn
  • FF : Lỗi bộ giao tiếp điều khiển kết nối bị hỏng
  • F0 : Lỗi bộ cảm biến bị lỗi tại lỗ thoát khí
  • F1 : Cảm biến hệ thống hóa khí, giải nhiệt máy lạnh bị hỏng
  • F2 : Cảm biến bình ngưng tự ga bị hỏng
  • F3 : Cảm biến ngoài của máy điều hòa bị lỗi
  • F4 : Cảm biến thoát khí bị hỏng
  • F5 : Cảm biến môi trường trên màn hình hiển thị bị lỗi
  • ee : Chip ổ cứng ngoài trời bị lỗi.
  • H3 : Máy nén khí bị quá tải. Máy nén khí đang hoạt động quá nhiều.
  • H4 : Máy đang bị quá tải. Lỗi nhiệt độ của bộ tản nhiệt, bộ hóa khí và hóa lỏng cho gas.
  • H6 : Lỗi của quạt dàn nóng.
  • H8 : Tràn máng nước.
  • U7 : Lỗi chuyển hướng của van đảo chiều
  • P6 : Lỗi giao tiếp giữa board mạch điều khiển và động cơ chính
  • 1-0 : Điện trở nhiệt bị lỗi ngắn mạch
  • 1-1 : Điện trở nhiệt dàn lạnh bị lỗi ngắn mạch
  • 1-2 : Điện trở nhiệt của hệ thống hút bị lỗi
  • 1-3 : Điện trở nhiệt của van đảo chiều bị lỗi
  • 1-4 : Điện trở thanh tản nhiệt bị lỗi
  • 2-0 : Lỗi máy nén khí nhiệt độ quá cao
  • 2-1 : Máy nén khí quá nóng
  • 2-2 : Bộ phận tản nhiệt ở dàn nóng quá nóng
  • 2-3 : Bộ phận tản nhiệt dàn lạnh quá nóng
  • 2-4 : Lỗi IPM nhiệt độ cao
  • 2-5: Lỗi IPM nhiệt độ cao
  • 3-0 : Máy tạm thời ngừng hoạt động chờ quá trình sấy tách ẩm hoàn tất
  • 5-x : Cảm biến nhiệt ở dàn nóng chập chờn
  • 5-0 : Cảm biến bộ trao đổi nhiệt bị lỗi hở mạch
  • 5-1 : Cảm biến nhiệt dàn nóng lỗi hở mạch
  • 5-2 : Cảm biến hút lỗi hở mạch
  • 5-3 : Cảm biến van 2 chiều lỗi hở mạch
  • 5-4 : Cảm biến tản nhiệt lỗi hở mạch
  • 5-5 : Cảm biến tản nhiệt lỗi hở mạch
  • 6-0 : Lỗi quá dòng điện áp DC
  • 6-1 : Lỗi mức pin IPM
  • 7-0: Lỗi quá dòng AC
  • 7-1 : Lỗi điện áp AC khi tắt
  • 7-2 : Lỗi điện áp AC lớn nhất hiện tại
  • 7-3 : Lỗi cường độ dòng AC không đủ
  • 9-0 : Lỗi lắp đặt cảm biến nhiệt hoặc lỗi van đảo chiều
  • 9-4 : Lỗi van đảo chiều hoặc xì ga
  • 10-0 : Lỗi dữ liệu bộ nhớ dàn nóng
  • 10-1 : Lỗi dữ liệu bộ nhớ dàn lạnh
  • 10-2 : Lỗi dữ liệu RAM CPU(dàn nóng)
  • 11-0 : Lỗi DC motor quạt dàn lạnh
  • 11-1 : Lỗi IC DC quạt dàn lạnh
  • 11-2 : Lỗi khóa DC quạt dàn lạnh
  • 11-3 : Phát hiện lỗi DC motor quạt sau khi máy nén chạy
  • 11-4 : Phát hiện lỗi biến tần của DC quạt
  • 11-5 : Lỗi kết nối DC quạt dàn nóng
  • 12-0 : Lỗi cầu chì nhiệt ở board (khi cấp điện)
  • 13-0 : Lỗi khởi động máy nén
  • 13-1 : Lỗi motor máy nén(ở 120 độ đóng điện)
  • 13-2 : Lỗi motor máy nén(ở 180 độ đóng điện)
  • 13-3 : Phát hiện lỗi dòng biến tần
  • 14-0 : Điện áp DC thấp
  • 14-1 : Lỗi đồng hồ PAM
  • 14-2 : Lỗi PAM điện áp thấp
  • 14-4 : Module PFC bị lỗi
  • 17-0 : Mạch hở
  • 18-0 : Ngắn mạch
  • 18-1 : Cuộn dây đấu nối không đúng
  • 19-0 : Lỗi quạt dàn lạnh
  • 20-0 : Lỗi về bộ nhớ
  • 20-1 : Lỗi về bộ nhớ
  • 20-2 : Lỗi về bộ nhớ
  • 20-3 : Lỗi về bộ nhớ
  • 22-1 : Cảm biến khóa bị lỗi
  • 23-0 : Lỗi kết nối với nguồn điện
  • 24-0 : Lỗi kết nối wifi
  • 24-1 : Lỗi dây kết nối mạng
  • 24-2 : Lỗi Internet
  • 24-3 : Lỗi kết nối với server
  • 26-1 : Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng
  • 26-2 : Lỗi cảm biến nhiệt độ ống dẫn
  • 28-0 : Lỗi thiết lập bộ phận lọc khí
  • 28-1 : Lỗi xảy ra trong quá trình lọc khí
  • 28-2 : Dàn áo máy lạnh chưa được lắp vào đúng hoặc bộ phận lọc khí chưa được lắp đặt đúng
  • 29-0 : Không thể mở dàn áo máy lạnh
  • 29-1 : Không thể đóng dàn áo máy lạnh.
Tags:

Bài viết khác

Tra cứu bảng mã lỗi máy lạnh hitachi

HITACHI là một thương hiệu đến từ Nhật Bản từ hơn 100 năm trước và đã quá nổi tiếng trên toàn cầu. Máy lạnh Hitachi có mặt tại Việt Nam cách đây mấy chục năm nay, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Tuy nhiên có một giai đoạn khá dài, các sản phẩm máy lạnh Hitachi xuất hiện khá ít ỏi trên thị trường Việt Nam. Phải đến vài ba năm trở lại đây, máy lạnh Hitachi mới trở lại mạnh mẽ hơn, từng bước lấy lại thị phần bằng những dòng máy lạnh chất lượng cao với giá cả phải chăng đã thu hút được sự quan tâm của người sử dụng.

Xem chi tiết

Tra cứu bảng mã lỗi máy lạnh aqua

Tiền thân của thương hiệu AQUA là thương hiệu SANYO của Nhật Bản. Vào năm 2012 SANYO được bán cho tập đoàn Haier của Trung Quốc. SANYO có mặt tại thị trường Việt Nam năm 1996 với đại diện là Công ty SANYO HA ASEAN. Vào năm 2014 được đổi tên thành Công ty TNHH Điện Máy AQUA VIỆT NAM trực thuộc Haier. Các sản phẩm của Công ty này mang thương hiệu AQUA từ đây.

Xem chi tiết

Tra cứu bảng mã lỗi máy giặt samsung

Máy giặt Samsung từ lâu đã có mặt trên thị trường Việt Nam. Ban đầu chủ yếu là dòng máy giặt cửa trên. Trong những năm gần đây xuất hiện thêm dòng máy giặt cửa trước, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, tính năng tiên tiến với kiểu dáng sang trọng, bắt mắt.

Xem chi tiết